Để viết content – viết nội dung dễ dàng hơn, giúp bạn đạt được mục đích tốt hơn, bạn sẽ cần 1 công thức cơ bản. Bài viết này Hưng sẽ cho bạn công thức, hướng dẫn cách viết content hay để bạn có thể áp dụng làm theo và viết được nội dung đước dễ dàng. Dù là người mới tiếp cận tới viết nội dung thì bài viết này hoàn toàn giúp được bạn có thể bắt tay vào việc học viết content.

Để nói về content cơ bản, có hàng trăm loại, nhưng gốc lõi để tạo ra tất cả các hình thức khác bạn sẽ có 4 thứ là:

  • Text
  • Hình ảnh
  • Video
  • Audio

Trong bài này Hưng sẽ đi sâu về vấn đề làm thế nào để mọi người có thể làm nội dụng dạng text ( tức là cách viết content, khác với content marketing).

Nếu mọi người chưa phân biệt được viết content và làm content marketing thì đọc ngay bài này,

Viết content tốt sẽ đem rất nhiều lợi ích, không chỉ cho người làm marketing, mà còn cho CEO, các quản lý cấp cao, người kinh doanh.

Tham khảo thêm bài viết tự học marketing hiệu quả.

Các lợi thế của của việc viết tốt thu hút người đọc bao gồm:

  • Xây dựng thương hiệu cho công ty, cho cá nhân ( nhiều CEO, giám đốc họ có 1 lượng fan follow để đọc những gì họ viết)
  • Bán được hàng đôi khi không thông qua paid media mà thuần từ viết
  • Bán quảng cáo cho những bên họ muốn xuất hiện trong những bài bạn viết
  • Vô số lợi ích cho business và cuộc sống của mọi người.

Cách Viết Content để làm marketing sẽ khác với viết phục vụ các mục tiêu khác. Và bài này sẽ tập trung hướng dẫn viết để phục vụ cho làm marketing thôi.

Với từng bước được hướng dẫn trong bài viết này mọi người sẽ cải thiện ít nhất khả nẳng viết của mọi người ít nhất 20-30%.

ok, chúng ta cùng bắt đầu:

1. Xác định mục tiêu của bài viết là gì?

Rất khó để bạn có thể viết tốt hơn, nếu bạn không biết nội dung đó giúp bạn đạt mục tiêu gì.

Bạn cần phải xác định được rõ ràng, chi tiết mục tiêu của bài viết của bạn là gì.

Mục tiêu của bạn nếu là 1 bài viết bán hàng sẽ làm cách bạn viết 1 bài thuần chia sẻ hữu ích để đối tượng đọc chia sẻ .

  • 1 nội dung bán hàng trực tiếp sẽ nằm ở cuối phễu BOFU.
  • 1 nội dung chia sẻ hữu ích sẽ nằm ở đầu phễu TOFU

Ở 2 trạng thái phễu này thì người đọc tiếp nhận nội dung của bạn với tâm lý khác nhau, sự nhân biết về thương hiệu khác nhau, niềm tin của họ cho sản phẩm, dịch vụ cũng khác.

Viết mẫu quảng cáo google ads mạng tìm kiếm để bán hàng sẽ khác viết mẫu description hiển thị với 1 bài SEO. Bạn hãy tham khảo ngay thêm cách chạy Google ads mạng tìm kiếm nhé.

Với 1 nội dung text thông thường bạn sẽ có những mục đích phổ thông như sau:

  • Tạo nhận diện
  • Gây tranh cái
  • Kích thích người xem chia sẻ
  • Cung cấp thông tin, kiến thức hữu ích
  • Bán hàng trực tiếp
  • Tạo sự kết nối, tương tác
  • V.v..
xac-dinh-doi-tuong-viet-content-cho-ai
Ví dụ: nội dung này Hưng làm là kết hợp giữa hữu ích để khiến người đọc chia sẻ

Sẽ có những trường hợp chúng ta kết hợp được nhiều mục tiêu vào 1 nội dung. Ví dụ: vừa kết hợp nội dung gây tranh cãi và vừa tạo nhận diện.

Nhưng sẽ có những nội dung rất khó để kết hợp cả nhiều mục tiêu. Ví dụ: nội dung bán hàng trực tiếp thì sẽ ít người tương tác hơn. Ví dụ content quảng cáo facebook bán hàng thì khó có organic reach tốt.

Khi có mục tiêu rõ ràng thì bạn sẽ có các lựa chọn dễ dàng hơn trong:

  • Xác định đối tượng đọc
  • Xác định kênh phân phối
  • Lựa chọn giọng điệu
  • Đo lường hiệu quả để tối ưu trong lần viết sau

Sẽ có người đặt ra câu hỏi: Liệu không có mục tiêu gì cụ thể, cứ viết rồi post lên thì có hiệu quả gì không?

Để mà nói về hiệu quả thì sẽ rất là vô cùng.

Có người làm nội dung chỉ vì đó là thói quen, là sở thích, họ chắc cần có người đọc nhưng họ vẫn viết.

Nhưng để sử dụng content dạng text đem về hiệu quả trong việc marketing cho doanh nghiệp thì phải có mục tiêu rõ ràng,

Content viết trên môi trường digital hiện nay rất phố biến. Xem ngay thêm bài viết hướng dẫn cách làm digital marketing tại đây.

2. Nghiên cứu đối tượng đọc là ai?

Sau khi có mục tiêu rồi, việc xác định đối tượng đọc sẽ cho bạn thêm dữ kiện để có đường hướng triển khai.

1 nội dung rất phù hợp cho 1 tệp đối tượng, nhưng khi đem nó cho tệp khác thì fail là bình thường.

Chắc hẳn đã từng có lúc bạn nhìn thấy 1 nội dung mà bạn không thấy hay, không thấy hấp dẫn, nhưng …

… rất nhiều người chia sẻ khen ngợi.

Nội dung có phân khúc của nó, có tệp đối tượng riêng hướng tới.

Content đó không phải dành cho tệp đội tướng như bạn, nó phù hợp cho 1 tệp nhất định.

Không phải content nào cũng viết ra để phục vụ số đông ( tệp đối tượng mass)

Content đăng trên page của Beatvn thì họ sẽ có tệp đối tượng đọc riêng.

Content đăng trên page của Kiến thức kinh tế thì không thể đăng bài viết dạng của BeatVn được vì 2 tệp người đọc là khác nhau.

xac dinh doi tuong viet la ai
Mỗi đối tượng muốn đọc 1 nội dung khác nhau

Trong giới, có rất nhiều có style viết sử dụng ngôn từ rất mạnh, họ không ngại sử dụng các từ ngữ chửi thề hay tục để bày tỏ quan điểm của mình ( không phải để chửi bới nhé).

Họ rất thành công trong công việc xây dựng thương hiệu cá nhân bằng content dạng viết. Phải nói thẳng sự thật là như vậy.

Nhưng những bài viết nghìn share của họ thì có 1 tệp rất lớn người không thích style của họ.

Người không thích đó đơn giản là người không phải tệp mục tiêu họ hướng tới ( ngoài ra có những mục tiêu khác liên quan đến 1 vài kỹ thuật của truyền thông)

1 nội dung thành công là giúp người viết đạt được mục tiêu.

Việc đạt được mục tiêu không liên quan đến việc chúng ta phải thấy là nội dung đó viết hay hay dở.

Tóm lại:

  • Viết cho nhóm đối tượng nào, phải biết rõ đối tượng mình viết
  • Nội dung tốt mà không tiếp cận đúng đối tượng thì không thể giúp chúng ta đạt mục tiêu
  • Nội dung giúp đạt được mục tiêu không phải lúc nào cũng làm chúng ta thấy hay ( hay và dở ở đây dựa trên cảm nhận cá nhân)
  • Nội dung ta thấy chán mà khách hàng thích ( đạt được mục tiêu của làm marketing) thì ta vẫn không thể phụ nhận hiệu quả tốt của nội dung đó.

Trước khi viết hãy xác định chân dung đối tượng đọc, gồm:

  • Giới tính, độ tuổi
  • Khu vực sinh sống, quê quán, họ có văn hóa vùng miền gì cần lưu ý không
  • Công việc ; họ đang là sếp hay nhân viên; là người làm thuê hay làm chủ
  • Trình độ học vấn
  • Sở thích, hành vi, thói quen

Có những thứ chúng ta viết không cần phải chi tiết tất cả các mục trên.

Có những thứ lại cần đi sâu hơn, chi tiết hơn, nhiều mục hơn.

Lưu ý: tùy mục tiêu của nội dung của bạn mà bạn cần nghiên cứu sâu, hiểu sâu tới mức nào của đối tượng đọc. Không nên áp dụng máy móc.

3. Xác định môi trường đăng tải, để tận dụng viết 1 lần dùng nhiều lần

Nội dung là vua nhưng bạn đem nó cho ai đọc, và nền tảng nào bạn sẽ post nó lên mới là phát huy được.

Nhắc lại 1 lần nữa:

Đăng nội dung lên đâu rất quan trọng.

Nội dung viết lên facebook hiệu quả chưa chắc đem lên blog hiệu quả.

Viết lên trang cá nhân facebook thì không ai tương tác, nhưng viết lên trên linkedin thì lại được nhiều quan tâm.

Đó đều là điều bình thường và đủ để ta thấy nếu content của chúng ta nếu không đặt ở đúng nơi thì không thể phát huy giá trị của nó.

Có những nền tảng rất phù hợp cho nội dung dạng viết, ví dụ như:

Blog, website:

Rất phù hợp với longform text content.

Nhưng có những blog họ vẫn thành công với shortform

Blog của Seth Godin là 1 blog đem tên tuổi ông tới nhiều người.

Nội dung blog của Seth có rất nhiều bài short form.

Shortform vẫn rất hiệu quả trong blog.

Có 1 vài blog viết shortform vẫn có traffic tự nhiên vào đọc

Longform content là phổ biến nhất đối với các bài blog. Cách viết content của blog thường đi rất sâu và chi tiets.

Có quá nhiều blog thành công từ longform content như : Backlinko, Neilpatel:

Backlinko là blog viết longform rất thành công

Hành vi của người đọc với dạng longform trên blog, website sẽ mang tính chất đào sâu, các vấn đề viết kỹ.

Blog neilpatel.com là sự kết hợp hoàn hảo của longform text và audio, video

Lưu ý: Nếu viết bài trên website thì bạn nên viết phù hợp để tối ưu SEO luôn. Vì đằng nào chả viết cho user đọc thì viết cho Google đọc luôn để có lượng user đến từ google search luôn.

Cách viết content của blog, website không phải lúc nào cũng dài, hãy xem đối tượng mọi người hướng tới muốn 1 độ dài như thế nào. Còn nếu chưa có casestudy đi để đúc rút ra cách viết content thì có thể cứ test trên mẫu lớn.

Facebook profile, fanpage, group:

Nhiều người tạo nên thương hiệu cá nhân nhờ làm nội dung trên trang cá nhân facebook profile (cá nhân).

Facebook cá nhân sẽ có giới hạn 5000 friends. Và nếu như nick của bạn có 5000 mà hằng ngày họ đều là những người fan của nội dung của bạn tạo ra, quan tâm tới nội dung mà bạn viết thì sẽ rất lợi thế. Bởi họ sẽ tương tác, chia sẻ ra để bài viết tiếp cận nhiều người hơn.

Social media phổ thông nhất ở Việt Nam là facebook – cũng là nơi content dạng viết rất phù hợp

Facebook hay website thì nếu bạn kết hợp tốt được giữa text và hình ảnh hay video thì sẽ đem đến nội dung, cách viết content hiệu quả hơn cho người đọc.

Viết nội dung tốt sẽ giúp bạn làm quảng cáo facebook của bạn hiệu quả. Xem ngay bài viết hướng dẫn quảng cáo facebook

Medium

Medium là nền tảng tập trung vào text được quốc tế sử dụng rất phổ biến.

Lượng người đọc và viết nội dung trên medium tăng trưởng rõ rệt.

Rất nhiều chuyên gia chọn medium làm kênh phân phối nội dung thay vì đưa lên facebook hay website.

Vào thời điểm mình viết bài này thì Medium không thể truy cập được.

Từ đây chúng ta dễ dàng thấy được rằng để nội dung nên nằm trên nền tảng của bạn. Phụ thuộc vào bất kì nền tảng nào cũng đem lại rủi ro bất kì nào.

Kể cả facebook, instagram v.v… đều có thời điểm “hưng thịnh” nhưng hiện tại dần dần organic reach của các nền tảng đều bị kéo xuống rất nhiều.

Các nền tảng tập trung vào video, hình ảnh: Youtube, Instagram, Tiktok, Pinterest v.v..

Những nền tảng chuyên cho video, hình ảnh như youtube, tiktok, instagram cũng sẽ có lúc sử dụng text nhiều. Nhưng đúng mục tiêu của người dùng trên các nền tảng đó thì họ vẫn quan tâm đến hình ảnh, video hơn. Text trên các nền tảng này sẽ rất khác ở những platform tập trung vào text nhiều. Cách viết content ngắn trên mỗi kênh sẽ có sự khác biệt/

Các nền tảng không tập trung nhiều vào text vẫn có thể sử dụng dang longform và hiệu quả của nội dung đó vẫn có thể tốt nếu text bạn làm đủ tốt

Và như mình nói ở phần xác định mục đích, mục tiêu của bài viết, hãy có mục tiêu rõ ràng để chọn cho đúng nền tảng đăng tải.

Vì mỗi nền tàng sẽ có những thế mạnh, điểm yếu giúp bạn có đạt được mục tiêu hay không.

Dù là nền tảng tập trung vào hình ảnh, video nào đi chăng nữa thì lúc nào những dòng text trong đoạn caption, description, hay trên hình ảnh, video có sử dụng text đủ tốt sẽ làm cho content phát huy hiệu quả hơn nhiều.

4. Viết outline dựa trên các công thức cơ bản ( cách viết content theo mẫu)

Dù viết 1 nội dung ngắn, nhỏ hơn 300 từ hay longform, bạn đều cần 1 cái outline ( bộ khung)

Đặc biệt nếu bạn là người mới tập luyện viết thì có những bộ khung sẵn giúp bạn rất dễ làm theo.

Bộ khung bài viết nôm na cơ bản gồm 3 phần như khi chúng ta học văn hồi cấp 1, gồm: mở bài, thân bài, kết luận.

Công thức thì trên mạng phải trăm loại, Hưng sẽ lấy 1 vài công thức phổ thông nhất để mọi người dễ áp dụng (lưu ý: công thức nhưng mọi người phải linh hoạt thay đổi, tùy mục tiêu của loại nội dung mọi người viết) :

Cách viết content hiệu quả theo công thức AIDA

Công thực thân thuộc của dân marketing chính là Aida.

Công thức này áp dụng được từ bài quảng cáo, bài pr, bài viết hữu ích trên social, bài viết SEO trên website v.v…

Trong công thức này bạn cần viết theo thứ tự:

  • Đoạn 1: gây sự chú ý cho người đọc. Mở bài tốt bắt nguồn từ 1 headline, tittle tốt. Để viết tittle, headline tốt mọi người đọc mục mình hướng dẫn viết tittle phía dưới.
  • Đoạn 2: viết về những thứ đối tượng bạn quan tâm, đúng mối bận tâm, những điều gây hứng thú. Với bài quảng cáo Hưng sẽ đưa các USP, mô tả sản phẩm.
  • Đoạn 3: Đưa những thứ đẩy cao trào hơn cho bài viết. Với bài quảng cáo mình thường đưa nhiều những bằng chứng về niềm tin cho đối tượng, ví dụ: feedback của khách hàng cũ, của người nổi tiếng trải nghiệm sản phẩm.
  • Đoạn 4: Phần kết bài thông thường nên đưa câu khẳng định kèm với CTA (call to action). Câu CTA để tốt bạn hãy đọc tiếp dưới ngay trong bài này.

Cách viết content hiệu quả theo công thức PAS

PAS cũng là 1 biến thể từ AIDA “chế” ra thôi. Nó là 4 chữ cái đầu của các từ, theo thứ tự: problem, agite, solution.

Đây là công thức mình hay áp dụng cho bài quảng cáo nhất.

Công thức này dành cho bài quảng cáo bạn sẽ viết theo thứ tự:

  • Đoạn 1: Problem: mọi người viết về vấn đề mà đối tượng đọc gặp phải nếu không có sản phẩm dịch vụ của bạn thì họ sẽ gặp phải những điều gì? những vấn đề này nếu bạn thực sự là người đi tìm hiểu kỹ chân dung khách hàng, thấu hiểu thì bạn sẽ liệt kê ra rất rõ ràng.
  • Đoạn 2: Agitate: Đọan này cần nhấn mạnh vào vấn đề của đối tượng bạn viết. Nỗi đau hoặc khó khăn trong cuộc sống của đối tượng cần phải được làm rõ nét hoặc trầm trọng hóa hơn.
  • Đoạn 3: Solution: Từ vấn đề được trầm trọng hóa phía trên, mọi người đưa sản phẩm dịch vụ ra như “tia sáng hy vọng” giúp khách hàng thoát ra khỏi những vấn đề mà chúng ta vừa làm họ “nhức nhối”.

Cách viết content hiệu quả theo công thức SSS

Đây là cách viết dựa trên kể chuyển (storytelling).

Với công thức này sẽ rất phù hợp để viết quảng cáo, bài Pr, kịch bản video bán hàng v.v…

Mọi người rất thích được nghe kể chuyện, dù bạn viết content hữu ích trên các social như facebook, linkedin, v.v.. nếu kể chuyện hay, bạn sẽ dễ hấp dẫn người đọc.

Công thức này mọi người sẽ viết quảng cáo theo thứ tự như sau:

  • Đoạn 1: Star: Bắt đầu câu chuyện bằng 1 nhân vật. Cho người đọc thấy chân dụng của nhân vật.
  • Đoạn 2: Story: Hãy kể câu chuyện của nhân vật và đưa những khó khăn, vấn đề không tốt đan xen vào trong câu chuyện.
  • Đoạn 3: Solution: Đưa giải pháp là sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn vào để giúp khách hàng thoát khỏi những vấn đề.

Trên đây là các công thức bạn có thể dựa vào để lên outline cho các bài viết.

Công thức sẽ phù hợp với người không biết bắt đầu từ đâu để viết.

Nếu mọi người tự tin với nội dung của mọi người thì không cần thiết phải viết theo 1 khung công thức nào cả.

Viết sao cho người đọc đọc của bạn và bạn đạt được mục tiêu của bạn là được, không cần theo công thức.

5. Cách Giật title, viết headline hấp dẫn

Trong các kỹ năng của viết nội dung, thì kỹ năng viết title sao cho hấp dẫn siêu quan trọng. Xem bài viết hơn 3000 từ hướng dẫn cách viết tiêu đề chi tiết.

Bạn có thể viết 1 bài content dài 1000 2000 từ, cách viết content của bạn rất sâu sắc, chia sẻ rất chi tiết và hữu ích.

Nhưng nếu title bạn đặt cho bài viết sơ sài, không hấp dẫn được người đọc dừng lại và click vào xem thì coi như bạn đang bỏ phí.

Vậy để có 1 title tốt thì cần phải có 1 hoặc nhiều các yếu tố:

  • Gây tò mò cho user
  • User phải dừng lại đọc
  • User muốn nhấp vào

Và điển hình của 1 title tốt sẽ là chỉ số CTR phải cao.

CTR cao sẽ mang tính chất tương đổi, vì mỗi ngành, mỗi lình vực sẽ có 1 CTR khác nhau, môi platform, topic sẽ khác nhau.

Để lựa chọn tittle nào có tỉ lệ người nhấp cao hơn thì cần mọi người test rất nhiều.

Hiếm khi viết được các title cho 1 đối tượng mới là đã “ngon” ngay.

Mọi người luôn cần test, để đủ hiểu xem đối tượng mọi người thích những title dạng nào.

1 nội dung tốt bắt buộc phải có 1 title thu hút người click xem

1 vài tips nhanh để mọi người viết title tốt hơn:

  • Thêm con số vào trong title, đưa các tỉ lệ % vào tittle. Ví dụ: Bất ngờ trước 3 lý do không ai nghĩ tới dẫn đến đàn ông ngoại tình lên tới hơn 60%
  • Đưa giá trị người đọc nhận được trong bài viết vào ngay trong title. Ví dụ: Cách xử lý từ chối với 4 bước đơn giản khi chốt đơn hàng qua telesale ( giá trị nhận được là cách thức xử lý từ chối)
  • Xác định rõ đối tượng cần phải đọc bài viết ngay trong title. Ví dụ: Hướng dẫn tuyển dụng nhân sự marketing cho nhà quản lý. Hưng cũng áp dụng ngay cho bài viết của mình.

Thông thường, Hưng sẽ dành 50% thời gian viết cho việc viết title và đọc đi đọc lại hoặc thay các phiên bản khác nhau.

6. Viết Call To Action “mạnh” hơn:

Những bài viết có sự điều hướng sẽ cần đoạn kêu gọi hành động.

Lưu ý: CTA đôi khi không phải lúc nào cũng là ở cuối cùng của bài viết. Có thể nằm ở đâu tùy theo mục đích, tùy theo platform của bạn định

Call to action ( CTA) hay câu kêu gọi hành động là thứ quan trọng nên Hưng sẽ đi chi tiết hơn cho mọi người.

1 CTA tốt sẽ biểu hiện ở CTR của mục tiêu do bạn đề ra.

Ví du:

Với mẫu quảng cáo facebook, bạn chạy hình thức chuyển đổi.

CTA đứa sẽ điều hướng khách hàng về đường link chuyển khách hàng từ landing page về

7. Sau khi viết, hậu kỳ cho bài viết bạn cần làm gì:

Đọc soát lại

Đừng viết cái gì xong là đem đi post lên hay dùng luôn ngay lập tức.

Thông thường hãy soát các thứ sau:

  • Chính tả.
  • Headline
  • CTA
  • Logic trong từng câu, từng đoạn.

Mẫu chốt là những thứ đó đôi khi bạn sẽ cần phải test nhiều phương án, có thể 3 hoặc 4 đôi khi là 10 phương án.

Sau nhiều lần test thì bạn mới rút ra được insight cụ thể là đối tượng của bạn phù hợp với phương án nào ( nhất là với 1 đội tượng mới doanh thì việc bạn test nhiều là bình thường)

Còn vấn đề về chính tả thì là 1 câu chuyện dài.

Sẽ có những người chủ đích viết sai chính tả vì có mục tiêu riêng của họ.

Nhưng phần lớn thì không sai chính tả sẽ là tốt nhất.

Quảng bá bài viết

Cùng 1 nội dung nhưng quảng bá đúng nơi thì nhiều người đọc, nhiều tương tác, chia sẻ.

Vậy thì bạn phải quảng bá bài viết sau khi “ưng ý” với nội dung bạn viết là điều chắc chắn.

Đôi khi những nội dung viết trên 1 fanpage mới quá chưa có ai like thì phải chạy quảng cáo để hút được 1 lượng người quan tâm, họ vào like page, xem các bài viết của bạn.

Hay bạn viết 1 bài trên website mới, chưa có chút organic traffic nào thì sẽ cần chạy quảng cáo facebook hoặc google để có những traffic đầu tiên.

Hay những bài trên website đó bạn chia sẻ trên các trang mạng xã hội của bạn, đây là cách Hưng thường dùng.

Lưu ý: quảng bá đế những nơi có đối tượng độc giả của bạn thôi. nếu quảng bá bài viêt tới sai đối tượng mục tiêu, kết quả bài viết không ai click xem, không ai tương tác thì là điều hiển nhiên, không phải do bạn viết yếu, mà do bạn quảng bá sai thôi.

7. Đo lường và tối ưu

Đo lường hiệu quả của các bài viết là điều bắt buộc phải làm.

Những người làm nội dung tốt sẽ nhìn từ các chỉ sổ performance của nội dung họ viết để đánh giá và tối ưu hơn trong các bài sau.

Đây là những chỉ số cơ bản để đánh giá với những platform bạn có thể đặt bài viết được sử dụng phổ thông hiện nay:

Fanpage facebook:

  • lượt reach,
  • comment,
  • like
  • và chia sẻ của các bài post chính là các chỉ số cần phải đo lường.

Website:

  • lượng traffic (user)
  • bounce rate
  • tỉ lệ scroll depth bạn nhìn qua heatmap ,
  • time on page trung bình
Tùy mục tiêu sẽ cần những chỉ số đánh giá khác nhau

Bài quảng cáo facebook

  • ctr tất cả ( đôi khi ctr do hình ảnh và video của bạn tốt hay kém chứ không chỉ do text nhé)
  • ctr link click ( nội dung có thúc đẩy họ bấm vào để nhắn tin hay click to web hay không)

Linkedin

  • Lượt hiển thị
  • Like, share, comment

Bài Pr báo chí

  • Traffic bài viết
  • Nếu bài viết bạn có đường link về trang đích khác của bạn thì hãy để vào bit.ly để biết có bao nhiều người nhấp và tính đc CTR.
  • Sử dụng các cộng social listening để xem bài viết được chia sẻ trên mạng xã hội không
  • Seach các từ trên tittle bài viết trên search bar của facebook để xem sự chia sẻ của bài viết ( rất nhiều bài book báo chí viral được trên facebook, nhưng không phải cứ viral là tốt, còn tùy thông điệp khi user chia sẻ đem lại tích cực cho bạn và brand không nữa)

Sẽ còn rất nhiều platform nội dung và mỗi cái sẽ có thể chọn ra những chỉ số đánh giá mà mình không liệt kê hết được. Nếu ai quan tâm của 1 platform nào khác mọi người có trao đổi vs mình, có thể mình sẽ phân tích thêm.

Tùy với mỗi mục tiêu, mục đích bạn sẽ đánh giá được chỉ số nào nên cao, nên thấp.

Không có công thức đánh giá trên chỉ số nào là áp đặt, mọi người cần tự áp dụng linh hoạt là cách tốt nhất.

Từ những số liệu trả về, kết hợp cùng những feedback của user thật dưới dạng bạn đi hỏi cảm nhận của họ ( hỏi họ thấy sao về bài viết, thông điệp họ nhận được là gì, tại sao họ lại thích, tại sao không thích, tại sao lại chia sẻ v.v…) , từ tổng hợp các dữ liệu ấy bạn sẽ tối ưu nội dung cho những lần sau.

8. Bí quyết để viết tốt hơn

Cách viết content hiệu quả thì không có gì đỉnh giới hạn. Sẽ luôn cần tối ưu và liên tục trau dồi kỹ năng này.

Đọc thêm nguồn tài liệu

Muốn có nhiều chữ trong đầu để tuôn ra, thì bạn cần phải đọc liên tục.

Các nơi bạn có thể đọc để giúp đỡ cho việc viết:

  • Báo , tạp chí chuyên môn hoặc báo thời sự, tin tức thông thường
  • Sách chuyên môn, tiểu thuyết, truyện ngắn
  • Blog lĩnh vực bạn sẽ viết ( nước ngoài hoặc Việt đều được)
  • Các trang social media của thứ mà bạn quan tâm, bạn nghiên cứu; hoặc social media của những người thuộc về lĩnh vực.

Đọc và trả nghiệm những thứ đó rồi đúc rút ra những thứ mà bạn thấy phù hợp. Tự đúc rút để bổ sung vào cách viết content của mọi người để tiến bộ theo thời gian.

Có nhiều kiến thức, ngôn từ và trải nghiệm thì sẽ hỗ trợ tốt trong việc viết rất nhiều.

Đây là 1 vài nơi Hưng hay đọc, ngoài ra sẽ có các social media nữa

Đọc thường xuyên, hàng ngày bỏ ít nhất 30 phút tới 1 tiếng trở lên là lời khuyên Hưng dành cho mọi người.

Luyện viết mỗi ngày

Vào năm 2017 mình nghĩ là mình sẽ không bao giờ phù hợp để viết. Nhưng sau 1 thời gian 6 tháng mình có thể viết những bài SEO 4000 – 8000 từ.

Ý của mình muốn nói là nếu tập trung cho việc luyện viết.

Dành thời gian viết hàng ngày, luyện tập hàng ngày.

Bạn sẽ viết tốt hơn nếu có sự luyện tập.

Thông thường mọi người sẽ có rào cản là không biết viết gì, hay rất khó để có thể bắt đầu từ trạng thái không bao giờ viết gì mấy để trở thành viết được.

Phương pháp duy nhất là: luyện viết mỗi ngày. Cách viết content hiệu quả và tốt sẽ không thể xảy ra nếu không được đưa vào thực tế.

Lưu ý:

  • Không có gì phải ngại khi bắt đầu tập viết và đăng tải lên cho mọi người đọc
  • Những feedback ban đầu ( có thể làm bạn buồn vì nội dung không có tốt thì bị chê nhiều) sẽ cho bạn biết là nên cải thiện ở đâu
  • Càng nhiều câu nhận xét không tốt lúc đầu thì bạn càng phải lao vào viết

“Practice makes you perfect”

Đừng nản chí, nếu bạn cố gắng thì khả năng bạn sẽ cải thiện rõ rệt ngay trong 3 tháng đầu, nếu như ngày nào bạn cũng dành thời gian viết từ 500-2000 từ.

Hãy bắt đầu tập với những thứ bạn quan tâm: có thể là về game, về 1 scandal, hay về bóng đá v.v..

Cứ viết về sở thích và những thứ gần với bạn nhất.

Rồi bạn sẽ tự tin để viết những bài chuyên môn hơn, và phục vụ sát vào công việc làm nội dung cho 1 phòng marketing, hay cụ thể 1 business nào đó.

Kết luận

Hưng không đưa ra công thức và cũng không có bản chỉ dẫn nào mọi người phải làm theo 100% để đạt được mục tiêu viết.

Mọi người áp dụng được phần nào thì còn tùy vào độ phù hợp của từng người.

Viết tốt hỗ trợ bạn làm nhiều định dạng nội dung khác cũng tốt hơn.

Chúc mọi người mong chóng tập luyện thành những người viết tốt nhé !


0 Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *