Học marketing sẽ dễ dàng hơn nếu bạn nắm được phương thức học và có hướng dẫn chi tiết. Trong bài viết này bạn sẽ biết nên bắt đầu học từ đâu, cần tiếp cận với những thứ gì.

Trong bài viết này, bạn sẽ nắm được tuần tự cách lên kế hoạch cho việc học marketing gắn liền phục vụ vào công việc.

Marketing cho mỗi ngành và quy mô công ty khác nhau sẽ cần cách thức triển khai khác nhau.

Hưng sẽ đưa cho bạn 1 bộ khung tổng quán để giúp bạn từng bước một có thể bắt đầu học và tìm hiểu marketing hiệu quả nhất.

Nên mỗi người sẽ không có công thức chung đúng cho tất cả, mọi người nên thử và trải nghiệm.

ok. Bắt đầu ngay vào bài viết nhé:

1. Tại sao phải tìm hiểu, học marketing? Xác định mục tiêu học rõ ràng

Học marketing sẽ đem lại cho mỗi đội tượng 1 lợi ích khác nhau.

Tại sao chúng ta cần tìm hiểu, học marketing làm gì?

Những kỹ năng liên quan của marketing sẽ giúp mọi người đạt được:

  • Tạo ra khách hàng, tạo ra doanh thu
  • Xây dựng thương hiệu

Hiện nay bất kì ai cũng liên quan dù ít, dù nhiều tới marketing.

Dù là bạn làm sale, làm tuyển dụng, v.v… đối tượng nào cũng sẽ cần đưa những kiến thức marketing vào để mọi người có thể làm công việc của mọi người tốt hơn.

Có những người làm sale bất động sản, sale ô tô nhờ làm marketing tốt nên họ xây dựng được thương hiệu cá nhân tốt. Mình đã gặp những casestudy đó. Ví dụ về 1 case là của 1 người chuyên bán Merc với kênh youtube.

Mr Xuân Hoàn làm content marketing dưới dạng video trên youtube tạo lượng traffic khủng

Mọi người sẽ thấy anh ấy bán được rất nhiều xe nhờ sản xuất content reach được rất nhiều người trên social media.

Tóm lại, marketing khi bạn biết và áp dụng thì sẽ giúp cho mọi người cực kỳ nhiều, nếu bạn làm đủ tốt.

Quay lại về mục tiêu của học marketing.

Học xong thì tất nhiên phải là để làm, để áp dụng vào công việc rồi. Học cho vui cho biết cũng được, nhưng tốn thời gian và Hưng thì nghĩ mọi người không cần thiết.

Hãy có mục tiêu rõ ràng, ví dụ như: tôi học marketing để tôi tự bán hàng online, hoặc tôi học marketing để sau khi ra trường tôi có thể đi làm ở 1 vị trí nào đó trong 1 phòng marketing ,hoặc tôi đi học để tôi có thể thuê ngoài marketing được hiệu quả, không bị lừa v.v…

Tóm lại lần nữa, cần xác định mục tiêu rõ ràng, từ đó bạn mới biết sẽ học gì trong marketing. Vì marketing thì có muôn vàn thứ trong đó. Không thể học và áp dụng tốt trong 1 2 năm.

Nên mục tiêu rõ ràng sẽ giúp mọi người chọn lựa, biết được nên ưu tiên cho học cái nào trước, áp dụng thực tế cái nào trước. Cái nào dùng được ngay còn cái nào thì không.

2. Mỗi đối tượng thì hướng tiếp cận để học và làm khác nhau:

Vì gọi là học marketing, nhưng marketing thì quá rộng.

Có quá nhiều thứ trong marketing, và tùy vào thế mạnh của bạn có thể làm tốt trong mảng gì để có sự tập trung.

Trong marketing thường sẽ có những mảng chính sau:

  • Nghiên cứu thị trường, đối thủ, sản phẩm
  • Product marketing
  • Trade marketing
  • Online marketing
  • Branding
  • Creative
  • v.v…

Mỗi tính cách, mỗi năng lực, mọi người sẽ phù hợp với những thứ khác nhau.

Có người phù hợp với cái này, có người phù hợp với mảng kia.

Không có công thức chung.

Vậy, làm thế nào để biết bản thân mọi người phù hợp với cái gì.

Cách Hưng thấy sát thực tế nhất là trải nghiệm, làm thử nó trong thời giang 3-8 tháng là ít nhất.

Nhưng mỗi người lại có nhu cầu học marketing khác nhau, nên không nhất thiết là làm hết, học hết.

Đôi khi có những người mình biết họ chỉ giỏi 1-2 thứ, làm đủ sâu để từ đó kiếm được nhiều tiền ( mỗi người sẽ có thước đo về nhiều khác nhau, mức nhiều Hưng nói ở đây sẽ là thu nhập từ 70 triệu vnđ trở lên)

Mỗi người sẽ phải biết mình mạnh ở điểm gì có thể giúp kiếm được nhiều $ hơn

Vì phải tùy mục tiêu học nên mình sẽ lên cụ thể trong các trường hợp mọi người nên bắt đầu học và làm như nào

2.1. Học marketing để áp dụng vào công việc kinh doanh của bản thân

Sau vài năm tiếp xúc với người thường xuyên, mình tiếp xúc với rất nhiều người đang có 1 mô hình kinh doanh, với số lượng nhân sự từ 10-30 người.

Họ tự đứng ra để vận hành cho quá trình làm marketing của doanh nghiệp luôn.

Thông thường họ sẽ đi học các lớp về content, branding, quảng cáo v.v… Xem ngay bài viết về cách viết content hay. Làm content thì kỹ năng quan trọng là phải viết tiêu đề, giật title thật hay, tham khảo ngay bài hướng dẫn cách viết tiêu đề.

Với đối tượng này có thể bộ phận phòng marketing chỉ 2 3 người thôi.

Họ phần lớn sẽ cần học những thứ làm thế nào để ra được khách hàng ngay, tạo ra doanh thu ngay.

Để ra doanh thu ngay thì nên bắt đầu từ học và triển khai làm

Những kiến thức rất căn bản của marketing, branding thì là thứ bắt buộc phải nắm. Mọi người có thể đọc hết các sách của Phillip Kotler về marketing, branding.

2.2. Học marketing để đi làm 1 công việc trong phòng marketing của công ty dạng client, hay 1 công ty agency về marketing

Thông thường nhóm đối tượng này sẽ là sinh viên học xong ra trường đi làm, họ đang làm 1 công việc gì đó rồi dừng muốn chuyển làm job về marketing.

Nhóm người này cũng phải học các kiến thức foundation của các sách của Phillip Kotler.

Môi trường để học và trải nghiệm sẽ có 2 hướng:

1 là làm marketing cho chính công ty mọi người làm. Hay còn gọi là làm inhouse cho công ty client.

2 là làm dịch vụ marketing ( có thể là planning, content, ads, SEO, design, hay làm tổng thế) cho nhiều công ty khác. Nói gọn hơn là làm cho công ty gọi là agency.

Mỗi 1 môi trường sẽ học và làm theo 1 kiểu khác nhau.

Ở Client thì mọi người sẽ học hỏi và làm ở ít ngành. Có thể là 1 đến 3 ngành gì đó. CÒn tùy công ty đó có kinh doanh nhiều ngành không và bạn có cơ hội hay được thay đổi trong công ty không.

Người làm marketing ở client sẽ được làm lâu dài ở 1 ngành đó nên sẽ năm được nhiều insight, khách hàng, sản phẩm, cũng như họ sẽ mở rộng học được nhiều thứ như content social, community, social ads, search ads, banner ads, sản xuất video v.v.. nhưng họ sẽ chỉ trải nghiệm trên 1 hoặc ít đối tượng mà ngành của công ty đang tham gia.

Đối với client thì cơ hội tiếp xúc đa ngành là điều chắc chắn.

Nhưng đôi khi có những khách hàng bạn làm cho sẽ chạy trong 2 3 tháng thì để hiểu về khách hàng trong ngành đó, năm được nhiều insight thì có thể không bằng người chạy cho ngành đó ở client trong thời gian dài.

Ở Agency thường mọi người tập trung vào 1 2 kỹ năng rất sâu trong thời gian 2 3 cho tới hơn 5 6 năm. Ví dụ agency về content social thì quanh năm sẽ làm content social cho nhiều công ty, nhiều ngành hàng; công ty làm về chạy quảng cáo facebook, google thì cả năm sẽ chạy ads v.v…

Tùy vào sở thích, mong muốn, sở trường, mức lương mà mọi người sẽ chọn 1 trong 2 kiểu làm môi trường phát triển.

Vì nhìn từ công việc của cả 2, mọi người cũng hình dung kiến thức mọi người học, trải nghiệm sẽ như nào.

Không có cái nào hơn cái nào, môi người sẽ phù hợp 1 kiểu. Ở đâu cũng sẽ học hỏi được nếu mọi người nỗ lực, dành nhiều thời gian cho công việc và trau dồi.

2.3 Học marketing để quản lý nhân viên, để thuê ngoài

Hưng gặp nhiều công ty là không có trưởng phỏng marketing, người quản lý team marketing thì thường bị tay ngang kiểu: quản lý sale thì quản lý luôn team marketing, ceo không có chuyên môn nhưng quản lý trực tiếp team marketing.

Thông thường thì sẽ rất dễ fail, vì người đứng đầu bộ phận không phải người làm chuyên sâu.

1 trường hợp hay gặp là chủ doanh nghiệp họ tập trung vào sản xuất, dịch vụ là bán được hàng, nhưng mắc không scale doanh thu. Đối tượng đó cũng thường thấy hay đi học các khóa về marketing để tự thuê nhân viên.

Tóm lại, nếu xuất phát không đi từ người thực thi chuyên môn các công việc trong phòng marketing thì đi học là điều cần thiết.

Hưng đã từng gặp nhiều trường hợp do thiếu kiến thức và kinh nghiệm thực thi marketing mà thuê nhân viên và thuê ngoài các agency, freelancer hao tổn của doanh nghiệp nhiều chi phí mà không thu được kết quả.

Ví dụ bạn định thuê chạy quảng cáo để ra chạy khách mua hàng, bạn sẽ không thể quản lý tốt team chạy ngoài tốt nếu như phó thác 100% cho họ.

Điều đó cực kỳ rủi ro.

Nếu đi thuê bạn cần phải nắm được kiến thức cơ bản của công việc đi thuê, các chỉ số kiểm soát, hay có quy trình đo lương hiệu quả. Kiến thức bạn càng có thì bạn càng biết là agency nào có thể giúp bạn, agency nào là “mèo mửa”.

Sẽ có người nói là: Nếu tôi nắm kiến thức thì tôi tự thực thi luôn chứ thuê ngoài làm gì?

Nếu có kiến thức có thì tất nhiên bạn thực thi được, nhưng nếu khối lượng công việc lớn thì kiến thức không thì không đủ vẫn cần thuê ngoài.

Và thuê ngoài mà không có kiến thức kinh nghiệm thì khả năng mất tiền mà không đạt được KPI là 50%.

Vì thế, quyền lựa chọn là ở bạn. 1 là mất tiền, 2 là thuê ngoài hiệu quả.

2.4 Học marketing để hỗ trợ vào 1 công việc khác

Các công việc khác Hưng có thể liệt kế như:

  • Sale ( trực tiếp, telesale)
  • Tuyển dụng
  • v.v…

Sale

Những saleman, sale woman thành công, thành công ở đây là bán được rất nhiều hàng, mà Hưng biết đều rất giỏi marketing.

Họ giỏi từ việc làm nội dung: họ viết content trên facebook, làm video trên youtube v.v… cho tơi những kỹ thuật về truyền thông, xây dựng thương hiệu cá nhân.

Tham khao cách lập kể hoạch content marketing chi tiết, dễ áp dụng

Hiện tại những kiến thức về platform, các kỹ thuật về các kênh online mà 1 người làm sale nắm tốt thì sẽ là 1 lợi thế lớn.

Làm sale mà không biết những kiến thức căn bản của marketing, ads, content, v.v.. thì khả năng phát triển, kiếm được nhiều khách hàng tạo ra doanh thu lớn hơn.

Với vị trí telesale khi không có các kiến thức căn bản Hưng có nêu, bạn sẽ không bao giờ tìm biết cách phối hợp tốt với marketing để tạo ra doanh thu.

Hưng gặp 1 case, 1 bạn telesale nói trao đổi: muốn chạy quảng cáo facebook đến tệp nhà quân đội và nhà giáo viên vì dễ chốt sale.

Nếu bạn nào đang làm về quảng cáo facebook và google thì sẽ rất buồn cười. Nhưng càng giải thích thì bạn telesale đó càng nằng nặc nghĩ răng: nếu không chạy được thì là do chạy quảng cáo kém …

Tóm lại, sale nên nắm được các kiến thức cơ bản đã nêu ở trên.

Tuyển dụng

Tuyển dụng là lúc Hưng thường xuyên áp dụng nhiều thứ của marketing. Xem ngay bài cách tuyển dụng nhân viên marketing hiệu quả.

ví dụ như:

  • Viết content sao cho hấp dẫn để đăng lên profile, group facebook, website tuyển dụng, viết JD
  • Nghiên cứu chân dung ứng viên, thấu hiểu insight ứng viên
  • Chạy quảng cáo để ứng viên gửi CV
  • tối ưu trải nghiệm ứng tuyển, ứng tuyển đi làm từ online tới offline của ứng viên
  • v.v…

Hưng liệt kê 1 vài đầu việc của người làm tuyển dụng đều đang gắn liền đến các ký năng của marketer.

Nếu bạn đang làm tuyển dụng, là 1 người ở level quản lý thì hay học và luyện các ký năng trên nhé.

3. Các nguồn tiếp cận lý thuyết

3.1. Sách phục vụ học marketing

Sách về marketing rất nhiều.

Để tiếp cận với kiến thức học thuật, hàn lâm không thiếu.

Bạn cần nắm những thứ gọi foundation (nền tảng) về: 4P, RSPTMMIC ( những thứ như Segment, Target, Positioning siêu quan trọng, mọi người google để tìm hiểu chi tiết), Insight, USP, RTB v.v…

Các quyển sách bạn cần phải đọc như:

  • Nguyên lý tiếp thị (principle of marketing) – Philip Kotler, Gary Amstrong
sach-hoc-marketing
  • Quản trị marketing (marketing management) – Philip Kotler, Kevin Keller
sach-hoc-marketing
  • Strategic Brand Management – Kevin Keller
sach-hoc-marketing

Hưng sẽ chia sẻ các tác giả mà Hưng thấy hay khác ( mọi người có thể đọc nhiều cuốn của tác giá đó luôn):

  • Seth Godin
hoc-marketing
  • Malcom Gladwell
sach-hoc-marketing

Những tác giả mình khuyên đọc phía trên mọi người nên đọc hết. Khi đọc xong mọi người sẽ có cái nhìn tổng quan hơn, chứ không chỉ đi sâu vào việc nhỏ vụn.

3.2. Youtube, video

Hưng có 2 người thấy lớn.

1 là Google, 2 là Youtube.

Học qua video song song cùng sách và làm việc thực tế rất hiệu quả.

Hưng sẽ đưa cho mọi người vài nguồn mọi người có thể học:

Neil Patel chia sẻ khá rộng nhiều mảng từ chiến lược tới ký thuật. Vì trải khá rộng nhiều thứ nên kênh của Neil có lượng người xem rất đông đảo.

Triệu Sub cho 1 kênh chia sẻ kiên thức khẳng định rằng kênh của Neil đem lại giá trị rất lớn.

Kênh của Brian Dean thì tần suất đăng nội dung không nhiều, nhưng đăng video nào là chất lượng video đó.

Kiến thức của kênh này thì xoay quanh về SEO, digital nhiều hơn.

Measure school rất hay

Kênh này thì rất kỹ thuật, nội dung về : tag manager, analytics, data studio, java script v.v..

Hưng rất thích kênh này, vì nó đem lại cảm hứng làm marketing theo hướng data driven cho Hưng.

Mình thích xem và đọc các nguồn tiếng anh. Nhưng không phải ai đang đọc bài này cũng thích.

Hưng có 1 kênh youtube thì toàn tiếng việt được vài nghìn người ủng hộ thôi.

Chắc chắn đem đến cho mọi người những kiến thức áp dụng thực tế.

3.3. Blog , báo

Về Blog, báo về marketing có rất nhiều, đây sẽ là các nguồn mọi người đọc và áp dụng được:

  • Marketing Land
marketingland-hoc

Marketing Land update thông tin kiến thức khá đều đặn.

Những gì của thế giới đang làm đều nhắc tới

Nhưng trang này thì dạng thông tin nóng, cũng chưa đi sâu hay chia sẻ sâu.

  • Neil Patel

Blog của Neil từ trước những năm 2017 viết bài nào là bài đấy siêu chi tiết, đọc và làm theo rất “sướng”.

Viết blog 1 thời gian , rồi cái gì cũng cạn. Với 1 bài blog 1 tuần thì blog của Neil mình vẫn thỉnh thoảng đọc.

  • Hubspot

Người đẻ ra khái niệm inbound marketing cũng là 1 nơi có nhiều bài sâu chi tiết.

Hubspot là nơi chia sẻ nhiều kiến thức có tính áp dụng cao.

Mật độ viết bài đều, hàng tuần đọc rất nhiều thứ hay

3.4. Các course online

Nhiều nền tảng học online bây giờ sẽ cung cấp rất nhiều.

Mọi người có thể tham khao trên Coursera.

Hưng không trải nghiệm việc học online nên chưa thể chia sẻ thêm.

4. Các nguồn tiếp cận thực hành

4.1. Đi thực tập

Cách này phù hợp với những bạn sinh viên, người mới ra trường.

Những người đang đi làm 1 công việc nào đó cũng có thể tham khao cách này muốn làm công việc mới.

Hưng thường tuyển những bạn có kinh nghiệm 4-6 tháng hơn.

Nhưng vẫn sẽ có rất nhiều cơ hội đi thực tập các công việc về marketing ở Hà Nội và tp. Hồ Chí Minh.

Nhà tuyển dụng thường sẽ cần những bạn chăm chỉ, thái độ làm việc hết mình để bù về kỹ năng chưa có của ứng viên.

Nếu chưa có kinh nghiệm gì thì đây là cách có kinh nghiệm thực tế nhanh nhất.

Vì du đọc bao nhiêu sách, nghiên cứu học bao khóa học mà chưa từng có kinh nghiệm là việc thật thì cũng không thể có mức lương cũng như thu nhập tốt.

4.2. Work for free – con đường nhanh

Hưng đã từng work for free.

Làm miễn phí cho 1 ai đó, cho 1 công ty để đổi lại kinh nghiệm thực tế.

Kiếm được 1 công việc làm thực tập sinh và được làm và học đúng ngay thứ mình muốn không phải lúc nào cũng có.

Vì kinh nghiệm ở 1 kỹ năng nào đó chưa có, muốn cải thiện, tìm được 1 việc mà người khác sẵn sàng cho mình làm là đã quá tuyệt rồi.

Nếu là người chưa có kinh nghiệm, đừng đòi hỏi về lương, hay tập trung làm thế nào để sở hữu kinh nghiệm, làm được việc, tạo ra kết quả cụ thể.

Khoảng thời gian làm không công đôi lúc bạn sẽ học nhanh , thạo việc nhanh hơn đấy.

Cho tới khi bạn đủ “cứng” thì hãy trao đổi thẳng thắn về mức trả công phù hợp, hoặc bạn hoàn toàn có thể apply sang 1 job khác với mức lương tương xứng.

Nhắc lại 1 lần nữa: kiến thức khi đi làm sẽ thực tế hơn những thứ bạn đọc trong sách, vở, video trên mạng.

4.3 Work for yourself – Làm việc cho chính bạn

Hưng gặp nhiều casestudy: Ban ngày làm công ,tối làm việc cho chính mình.

Nhiều người ban ngày đi làm thuê, tối vẫn mày mò làm quảng cáo bán thêm các sản phẩm.

Hoặc tự xây dựng 1 website, tối ưu SEO. Khi website lên top có traffic, bán được hàng , lại tăng thêm thu nhập.

Việc học gần như rất thực tế, từ những kiến thức đem vào thực hành nếu bạn cố gắng đưa vào 1 mô hình kinh doanh thật.

Lúc đầu chắc chắn là chỉ làm nhỏ lẻ, thử sai và có thể chưa thu được tiền về ngay. Nhưng Hưng thấy đây là cách học hỏi nhanh chóng và thực tế sát nhất.

Bạn có thể bắt đầu bằng việc làm 1 website bán hàng, làm 1 kênh youtube review, hay bắt đầu tìm nguồn hàng và chạy ads test v.v..

5. Học từ networking

Chơi 1 mình thì rất dễ thành “ếch ngồi đấy giếng”.

Không kết nối, không biết thế giới ra sao thì không bao giờ học hỏi nhanh.

Bên ngoài có rất nhiều người giỏi hơn bạn, có những người trẻ hơn bạn nhưng họ tạo những doanh thu không ai ngờ tới, hoặc không thiếu những người đi trước có kinh nghiệm lâu năm hơn.

Trong các group trên facebook mọi người hoàn toàn dễ gặp những người kinh nghiệm lâu năm hơn.

Tham dự các event về marketing, có thể chưa học hỏi được gì nhiều nhưng cũng là cơ hội mọi người gặp gỡ, trò chuyện. Đừng ngại bắt chuyện, hỏi những câu bạn băn khoăn (với thái độ cầu thị những người đi trước có chuyên môn có tầm sẽ trả lời bạn).

Friendlist trên facebook, linkedin của bạn kết nối được với nhiều người đi trước, nhiều năm trong nghề thì bạn sẽ khám phá ra nhiều thứ.

Hãy liên tục kết nối, chia sẻ (đem lại giá trị). Bất kì mối quan hệ nào cũng cần trao đổi giá trị từ 2 bên.

Khi ban trao đổi giá trị cho người khác, sẽ có người trao đổi lại giá trị cho bạn.

Sẽ không có mối quan hệ 1 chiều, không có ai là học rút hết từ 1 người khác mà không giúp lại cho người kia ở điều gì.

Tóm lại, đôi khi chỉ câu chuyện nhỏ người khác kể về cách họ làm , triển khai điều gì đó sẽ đưa bạn nhiều góc nhìn, mở rộng trải nghiệm của bạn.

Nên luôn dành thời gian mỗi tuần, hoặc hàng tháng cho việc kết nối và trao đổi, chắc chắn kết quả lâu bạn nhật được có khi sẽ là ngoài sức tưởng tượng đấy. ( ngoài ra cũng có nhiều cơ hội nghề nghiệp nảy ra nữa)

6. Học và trải nghiệm theo mô hình T-Shape

Mô hình Tshape có thể nhiều người biết, cũng có người chưa biết.

Áp dụng ngay cách phát triển kỹ năng theo mô hình Tshape Hưng có làm 1 video rất chi tiết mọi người xem tại đây

Xem ngay để áp dụng Tshape model

7. Đang làm rồi thì tiếp tục học như thế nào

Sẽ có những người không mới, không phải newbie, đang đi làm 1 thời gian rồi đọc bài này.

Vậy khi đã làm marketing 6 tháng tới 2 3 năm trở lên, tiếp tục học và update ra sao?

Thị trường lao động ngày càng cạnh tranh, khi bạn chạy chậm hơn mọi người thì thu nhập của bạn sẽ thấp hơn.

Sau đây là các việc để duy trì việc học marketing:

Liên tục update kiến thức hàng tuần

Các nguồn sách, blog, báo, social media sẽ liên tục có những thông tin mới để mọi người update.

Hưng thường dành cuối tuần để lượn 1 vòng tất cả, để đọc, xem video.

Ghi chép lại, hoặc áp dụng thử những kiến thức đó.

Sẽ có những kiến thức của mảng bạn không làm, lâu không đụng tới, nhưng giữ tinh thần update sẽ giúp khi động lại kiến thức đó bạn không bị “ngỡ ngàng”.

Mở rộng và đi sâu

Không có ai là đi rộng hết, hay sâu hết được mọi module khi phát triển kỹ năng theo Tshape.

Sự chăm chỉ bền bỉ giúp mọi người đi sâu từ 2-3 kỹ năng thế mạnh và đưng quên sau nhiều năm tháng hay tích lũy để mở về chiều rộng thêm nhiều kỹ năng hơn.

Ví dụ bạn làm rất sâu về nội dung, 3 cột thế mạnh là : content social, content seo web và video. Bạn sẽ cần liên tục mở rộng thêm những kỹ năng như tổ chức event, analytics, BI v.v…

Phân loại thông tin, kiến thức khi học

Không phải những kiến thức ở những mục trên Hưng có liệt kê bạn có thể sử dụng được hết.

Sẽ có lúc bạn sẽ gặp những kiến thức, thông tin:

  • Quá hàn lâm, học thuật
  • Không phù hợp với ngành bạn đang làm
  • Không phù hợp với quy mô công ty và ngân sách marketing

Tóm lại sẽ có những kiến thức bạn không áp dụng được vào công việc đâu.

Có nhiều thứ đẹp, hào nhoáng, bóng bẩy lắm.

Nhưng đưa vào áp dụng cho doanh nghiệp bạn làm thì không thể.

Vậy nên hay tìm hiểu thật sâu, đủ biết nhiều thứ.

Rồi bạn hãy tập trung vào những cái tạo ra hiệu quả thôi.

Thời gian chúng ta có hạn, chúng ta không thể dàn trải được hết.

Kết bài

Mình cố gắng đưa cho bạn cần câu, chứ trong bài này không trình bay chi tiết để đưa cho mọi người con cá.

Học hiệu quả đến đâu, kiếm được nhiều tiền hơn nằm ở việc bạn có phải là người chủ động, chăm chỉ và nỗ lực trong thời gian dài hay không.

Học thể nào thì học, áp dụng sao cho hiệu quả.

Hiệu quả phải nhìn thấy rằng thu nhập của bạn có sự tăng trưởng theo thời gian.

Chúc mọi người, dù đang ở trạng thái nào, mục tiêu ra sao cũng áp dụng thành công những gì Hưng chia sẻ trong bài viết này.

Chuyên mục: Marketing

0 Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *