Digital marketing là gì? Digital Marketing là cụm từ đâu cũng có thể nghe thấy. Nhưng để hiểu và áp dụng triển khai làm digital marketing thì không phải ai cũng có chiến lược và kế hoạch digital hiệu quả.

Trong bài viết này Hưng sẽ chia sẻ những gì đã từng trải nghiệm với Digital Marketing từ năm 2014 tới giờ với mọi người.

Với bài viết này mọi người sẽ năm được cách triển khai digital marketing như thế nào,sẽ cần lên chiến lược, kế hoạch những gì 1 cách tổng quan tới chi tiết nhất.

digital marketing la gi dinh nghia

Mục Lục Nội Dung

1. Digital marketing là gì? Định nghĩa Digital marketing

Digital Marketing là làm marketing trên những kênh kỹ thuật số, như: website, TV, điện thoại, mạng xã hội, công cụ tìm kiếm, bảng quảng cáo điện tử thang máy v.v..

Digital là kỹ thuật số, chứ không chỉ là những kênh online.

Thực ra ở Việt Nam bắt đầu rộ lên thuật ngữ này trong những năm 2016 2017, nhưng digital xuất hiện thì có từ khi radio được phổ biến, tivi được chiếu trên thế giới. Tức là có từ rất lâu rồi.

Mọi thiết bị điện tử được làm công cụ để làm marketing thì đều là kỹ thuật số, là digital

Làm digital marketing thì vẫn cần nắm được các kiến thức marketing như 4P, RSPTMMIC ( đặc biệt về nghiên cứu khách hàng, đối thủ, định vị, phân khúc, khách hàng mục tiêu), branding, insight, customer journey v.v…

Xem ngay bài viết hướng dẫn cách học marketing.

Kiến thức digital marketing không chỉ người thực thi mà người làm quản lý, chủ doanh nghiệp cũng cần biết để có thể tuyển dụng tốt hơn. Xem ngay bài viết hướng dẫn cách tuyển dụng nhân viên marketing.

2. Sự nhầm lẫn của Online digital và Offline Digital

Mình gặp rất nhiều người mới vào nghề bị nhầm lẫn là digital marketing là online marketing.

Online marketing là làm marketing trên những kênh có kết nối với internet.

Còn digital thì bao gồm có cả online và offline.

Những kênh digital nhưng lại là offline phổ biến mà mọi người thường tiếp xúc như TV, radio, biển quảng cáo điện tử ngoài trời không kết nối internet, v.v…

offline-digital-marketing
Biển quảng cáo điện tử ngoài trời không kết nối internet chính là offline digital

Digital marketing xuất hiện trong cuộc sống và được doanh nghiệp trên thế giới đưa vào từ rất lâu.

Sự nhầm lẫn rất tai hại của nhiều người về biển quảng cáo điện tử ngoài trời OOH không có gắn internet đã truyền thông ra cho rất những người mới thông tin sai.

3. Chiến lược digital marketing, lập kế hoạch ra sao?

Từ mục tiêu kinh doanh, chung ta sẽ xác định được mục tiêu của marketing.

Từ mục tiêu của marketing ta sẽ bẻ nhỏ xuống các mục tiêu của digital marketing.

Tùy vào từng doanh nghiệp, mục tiêu của digital marketing, bao gồm

  • Tăng trưởng user website, social media bằng organic và paid media.
  • Tăng trưởng doanh thu từ các kênh digital, chi phí của digital marketing/doanh thu (cir = cost to income ratio)
  • Tỉ lệ chuyển đổi từ traffic sang sale và doanh thu
  • Cost per sale (CPS), Cost per instal (CPI), cost per lead (CPL) v.v..

Sau khi xác định được các mục tiêu, thật sự rõ ràng, chúng ta mới có thể bắt đầu có 1 chiến lược đúng đắn được.

Lưu ý khi đặt mục tiêu, bạn hãy có những key result là những chỉ số thực sự SMART . Đó là viết tắt của các chữ cái:

  • Specific: cụ thể. Mục tiệu không bao giờ được chung chung. Ví dụ như không phải thấy người khác làm SEO thì mình cũng làm SEO. Làm SEO chỉ how không phải mục tiêu cụ thể.
  • Measurable : đo đếm được. Digital Marketing thực sự tuyệt vời vì phần lớn mọi thứ chúng ta đều có thể đo đếm được.
  • Achievable: Khả thi. Mục tiêu lúc nào cũng có tính thử thách. NHƯNG … 1 mục tiêu đặt “trên trời” … chắc chắn đó mục tiêu dở tệ nhật. Bí quyết ở đây là phải xác định được các nguồn lực: nhân sự, ngân sách, hệ thống, thương hiệu, sản phẩm v.v.. Sau đó đặt ra 1 mục tiêu có trong tầm “rất cố gắng” so với mức có thể đạt 1 cách thông thường. Mức “rất cố gắng” khác với mức “ở trên trời nhé”.
  • Relatable: thực sự liên quan. Mục tiệu đặt ra phải liên quan tới mục tiêu lớn của cả hoạt động marketing, hoạt động kinh doanh.
  • Timeable: luôn có deadline là điều không phải bàn cãi. Thời gian chúng ta cần để đạt được mục tiêu cũng phải dựa trên các nguồn lực. Ví dụ: Không thể làm SEO mũ trắng trong thời gian 1 2 tháng là lên top 1.

Để lên 1 chiến lược, kế hoạch digital marketing, mọi người sẽ phải nắm được quy trình RSPTMMIC.

Các bước gồm:

  • Research: Nghiên cứu thị trường, sản phẩm, đối thủ và nội tại. Phân tích SWOT.
  • Segmentation: Phân khúc
  • Positioning: Định vị.
  • Targeting: Xác định khách hàng mục tiêu. Trả lời câu hỏi who,where, when,why,how. Tìm ra USP cho tệp đội tượng.
  • Marketing Mix: chính là 4P: product, pricing, place, promotion.
  • Implement: Triển khai.
  • Control: Đo lương và tối ưu.

“Điều quan trọng của làm chiến lược cho digital đó là bạn xác định rõ bạn có bao nhiêu nguồn lực, và lược bớt những thứ không cần thiết để tập trung vào những thứ mà nguồn lực bạn có thể đáp ứng thôi”

Tiếp theo mọi người cần xây 1 phễu digital marketing, xác định rõ mọi điểm chạm của khách hàng:

baf9355950ab90dd493308fe12eb6529.jpg (1024×559)
Luôn xây dựng 1 hành trình khách hàng trên digital

Khách hàng của bạn khi đang ở giai đoạn awareness, thì bạn cần làm tốt phần brand awareness, chứ không phải là bắt khách hàng đó phải mua hàng.

Quảng cáo bạn đắt vì bạn không có các hoạt động branding và làm organic traffic.

Với những bước ở trên bạn đã có thể tiến hành 1 bản kế hoạch digital marketing rồi.

4. Các kênh digital marketing phổ thông hiện nay

Digital Marketing liên tục có những xu hướng mới.

Các kênh digital marketing sẽ tùy với quy mô doanh nghiệp, với ngành sản phẩm dịch vụ và khách hàng mục tiêu thì mới có thể triển khai hiệu quả.

Mỗi kênh đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng.

Hiện nay để triển khai tốt digital marketing không thể triển khai đơn thuần 1 kênh, hay lệ thuộc vào 1 kênh.

Ngày nay để bền vững, và giảm thiểu rủi ro, doanh nghiệp bắt buộc phải triển khai đa kênh từ như kênh paid media tới những kênh organic traffic.

Dưới đây là như kênh digital marketing mà bạn cần nắm được:

4.1. SEO (search engine optimization)

SEO là 1 trong những kênh cần mix nhiều bộ kỹ năng nhất mới có thể triển khai được.

SEO là tối ưu hóa website trên công cụ tìm kiếm. SEO giúp website bạn có vị trí hiển thị cao hơn trên trang kết quả tìm kiếm của các công cụ tìm kiếm. SEO sẽ kéo traffic tự nhiện ( organic traffic) về website.

Ở Việt Nam, người làm SEO chủ yếu sẽ SEO trên Google.

seo-google-digital-marketing
Nhắc đến SEO, người ta nghĩ tới SEO google đầu tiên

Ngoài ra các công cụ tìm kiếm phổ biến trên thế giới còn có Youtube, Bing, Yahoo, Yandex v.v..

Việt Nam thì có thêm mạng tìm kiếm Coccoc.

Coccoc là 1 search engine phổ biến với người Việt, mặc dù chưa thể cạnh tranh với Google

Ưu điểm và nhược điểm của SEO:

Ưu điểm của SEO
  • SEO đưa traffic tự nhiên với nhiều mức độ quan tâm từ lạnh, tới nóng về website.
  • SEO giúp xây dựng thương hiệu với đúng đối tượng trên môi trường công cụ tìm kiếm
  • SEO giúp bán hàng, tạo ra doanh từ những user có tỉ lệ chuyển đổi cao. Khách hàng chủ động đi tìm kiếm mua sản phẩm, dịch vụ.
  • SEO giúp xử lý khủng hoảng truyền thông của brand khi user tìm kiếm về khủng hoảng trên công cụ tìm kiếm
Nhược điểm
  • SEO nếu làm “mũ trắng” thì bạn sẽ thấy hiệu quả ít nhất từ 3-6 tháng mới thấy những tiến triển đầu tiên. Với những ngành cạnh tranh có thể 1 năm rưỡi tới 2 năm bạn cũng không thấy hiệu quả gì.
  • Chi phí lớn nhất của SEO là nhân sự. Nhân sự làm nội dung SEO viết mãi sẽ rất dễ nhàm và họ bỏ làm việc khác.
  • Viết bài SEO có những ngành cần đúng chuyên gia rất khó, người viết content SEO thường không phải là chuyên gia nên nội dung rất “mỏng”. Ví dụ: viết bài về mảng quản trị doanh nghiệp nhưng nhân viên content toàn sinh viên mới đi làm chưa có kinh nghiệm quản lý bao giờ v.v…
  • Lên top nhưng chưa chắc đã bán được hàng.
  • Mỗi lần Google update rất ảnh hưởng, có thể mất top là điều rất bình thường. Không có sự ổn định ở thứ hạng trên google.

Công việc của người làm SEO:

  • On Page SEO: hay còn gọi là on site SEO. Tất cả những hoạt động tối ưu trên website gọi là On Page. Từ những công việc như: nghiên cứu từ khóa, lên bảng từ khóa – landing page, thiết kế website, viết nội dung, tối ưu hình ảnh, video trên website v.v…
  • Off Page SEO: hay còn gọi là off site SEO. Những công việc mà triển khai ngoài ngoài website . Các công việc như: xây dựng site vệ tinh, xây dựng backlink, traffic từ social v.v..

SEO On-page là điều kiện cần, SEO Off-page là điều kiện đủ.

Người làm SEO suốt 10 năm qua trải qua rất nhiều thuật toán của Google. Các thuật toán như:

  • Panda
  • Humingbird
  • Penguin
  • Pigeon
  • RankBrain
  • v.v…
thuat toan google seo
Các thuật toán. Nguồn imgitrue

Mỗi lần update là Google muốn đem tới trải nghiệm tốt hơn cho user và hạn chế được sự thao túng công cụ của người làm SEO. ví dụ như việc tạo nội dung kém chất lượng , trùng lặp nội dung, spam backlink, v.v..

Những gì Hưng viết trong phần này đủ để mọi người thấy người làm digital mà đụng tới SEO cần phải có lượng kiến thức và trải nghiệm rất nhiều điều.

SEO càng ngày sẽ càng quan trọng trên hành trình mua hàng của user.

Người làm SEO phát triển sự nghiệp và kiếm tiền thế nào:

Người làm SEO có các hướng sau

  • Làm thuê SEO ở công ty client, agency. Phát triển từ executive lên leader, lên manager.
  • Làm SEO 1 thời gian đủ hiểu về 1 ngành nào đó rồi đứng ra SEO bán kinh doanh về ngành đó
  • SEO bán các sản phẩm affiliate Amazon, POD global ( người Việt kiếm tiền triệu $ từ những màng này rất nhiều rồi
  • Mở ra dịch vụ SEO, làm agency SEO

4.2. SEM ( Search engine marketing)

SEM là làm marketing trên công cụ tìm kiếm. Các công cụ tìm kiếm thì mình có liệt kê ở phần trên. SEM sẽ bao gồm cả việc tạo ra traffic tự nhiên và traffic trả phí ( paid traffic).

SEM sẽ bao gồm SEO, Google ads ( mạng tìm kiếm và quảng cáo Shopping google), Coccoc ads và các mạng quảng cáo tìm kiếm khác.

SEO sẽ là tập con của SEM. Làm SEO là làm SEM, nhưng SEM thì không chí có SEO

sem digital marketing
Google là kênh SEM phổ biến và có ngân sách lớn ở Việt Nam

Người làm SEM Việt Nam chủ yếu làm Google Ads và SEO nhiều. Xem ngay bài viết hướng dẫn cách chạy google ads

Vì SEO mình đã nói ở phía trên rồi, nên mình sẽ đi sâu hơn về paid traffic của SEM.

Ưu điểm và nhược điểm :

Ưu điểm:

Với Google ads hay các hình thức quảng cáo trên các mạng tìm kiếm đều có lợi thế là: nhanh. Bỏ tiền quảng cáo là có hiển thị luôn. Không tốn thời gian ít nhất 3-6 tháng như SEO.

Test sản phẩm mới nhanh. Có website là có thể test thị trường được, bán hàng được ngay.

Nhược điểm

Dừng quảng cáo là không còn hiển thị, không còn traffic, không bán được hàng.

Làm SEM thì phát triển và kiếm tiền ra sao:

  • Làm nhân viên công ty client, agency. Trau dồi thêm nhiều kênh quảng cáo khác, SEO, phát triển lên leader và manager.
  • Thông thạo nhiều hình thức quảng cáo khác. Khi đủ hiểu về ngành nào đó có thể tự kinh doanh sản phẩm đó
  • Làm affiliate cũng là 1 hướng cho người làm SEM kiếm thu nhập tốt

4.3. Content Marketing

Content Marketing là hoạt động liên tục sản xuất content ( nội dung ) đem lại giá trị cho user, từ đó tạo ra traffic và thúc đẩy hành vi mua hàng tạo ra doanh thu.

Người làm content hiện nay phần lớn sẽ làm trên các kênh digital là chính. Nên người làm content không thể tách rời việc làm nội dung và việc hiểu biết về các nền tảng digital – nơi mà họ thường xuyên đăng tải nội dung lên.

Xem ngày bài viết hướng dẫn cách viết content haycách lên kế hoạch triển khai làm content marketing chi tiết.

Các kênh phổ biến nhất của content marketing trong thời điểm hiện tại:

  • Website, blog
  • Facebook
  • Youtube
  • Instagram
  • Linkedin
  • Tiktok
  • Medium
  • Spotify
  • v.v….
content-podcast marketing
Podcast là xu hướng kênh marketing mạnh mẽ và trong tương lai sẽ càng có nhiều người sư dụng

Nhiều doanh nghiệp tách rới team làm content và team làm digital như 2 trường phái. Nhưng phương án tối ưu nhất là cần phải dung hòa cả 2, nắm bắt cả 2 để tạo ra hiệu quả cho hoạt động marketing.

Ưu điểm và nhược điểm của content marketing

Ưu điểm
  • Content Marketing giúp tạo ra traffic tự nhiên. Chi phí trả cho quảng cáo, hoặc mua media bên ngoài để sở hữu được traffic người dùng sẽ không có.
  • Xây dựng thương hiệu cực tốt bởi nội dung bạn tao ra được người dùng yêu thích, dễ dàng trở thành fan.
  • Sự lệ thuộc vào quảng cáo digital không còn ( có case study là Neil Patel, gần như 99% traffic và conversion của Neil đến từ content marketing), rủi ro về tài khoản, update của bộ máy quảng cáo sẽ không còn.
Nhược điểm
  • Để tạo ra nội dung đủ tốt không phải ai cũng làm được, và thuê được người có thể làm nội dung tốt cho bạn cũng là 1 thử thách
  • Content marketing không thể tạo ra traffic và chuyển đổi trong ngắn hạn. Có những ngành phải mất ít nhất từ 6 tháng trở lên. Có những blogger, youtuber, podcaster mất 1 2 năm trời để có thể tạo ra doanh thu.

Công việc của người làm content marketing

  • Xây dựng traffic về website, blog
  • Tăng trưởng về reach và người theo dõi trên social media: facebook, instagram, youtube,tiktok, linkedin v.v.. hay còn gọi là social media marketing.
  • Xây dựng 1 kênh podcast
  • Còn rất nhiều kênh marketing có thể sản xuất nội dung đem giá trị cho người dùng.

Nếu làm content, 1 trong các kỹ năng quan trọng nhất đó là viết tiêu đề, giật title, tham khao ngay bài viết hướng dẫn cách viết tiêu đề

Người làm content marketing phát triển và kiếm tiền như thế nào:

  • Đi làm nhân viên content, rồi phát triển dần lên thành leader, manager tại công ty client
  • Khi tích lũy đủ kinh nghiệm trong 1 thời gian

4.4. Email Marketing

Email marketing là sử dụng email để nuôi dưỡng user, liên tục cung cấp cho user giá trị, từ đó tạo nên chuyển đổi và doanh doanh thu. Email marketing không phải là liên tục gửi email bán hàng, không phải là spam email.

email digital marketing
Gửi email liên tục bán hàng và giảm giá chính là spam. Không phải là làm email marketing

Làm Digital chắc chắn không thể thiếu email marketing.

Ưu điểm và nhược điểm

Ưu điểm
  • Email marketing đem lại sự kết nối rất mạnh với khách hàng, từ đó tạo ra chuyển đổi và doanh thu mà không phụ thuộc vào các kênh paid media.
Nhược điểm
  • Email marketing không phải kênh tạo ra doanh thu trong thời gian 1, 2 tuần. Email list cần có thời gian nuôi dưỡng, cung cấp content giá trị liên tục
  • Tỉ lệ email vào spam các ngày càng cao
  • Không phải tệp khách hàng nào cũng sử dụng email. Nên không phải với đối tượng khách hàng nào bạn cũng cần làm email marketing.

Công việc người triển khai email marketing

  • Tạo lead Magnet hấp dẫn đối tượng khách hàng mục tiêu
  • Xây dựng kịch bản chuỗi email và content giá trị cho người dùng
  • Tối ưu tỉ lệ chuyển đổi qua từng trạng thái phễu

4.5. Social Media Ads

Social Media Ads là quảng cáo digital trên các mạng xã hội (social media) như facebook, instagram, tiktok, linkedin, twitter, v.v… Hiện những hình thức này được sử dụng phổ biến để tạo ra doanh thu và tiếp cận khách hàng mục tiêu.

facebook ads digital marketing social media
Facebook ads là social media phổ biến nhất tại Việt Nam

Làm digital marketing chắc chắn sẽ có những người vẫn nhầm làm digital là chạy quảng cáo trên các mạng xã hội.

Xem ngày bài hướng dẫn cách chạy quảng cáo facebookcách viết nội dung chạy quảng cáo facebook.

Ưu điểm và nhươc điểm của social media ads

Ưu điểm
  • Bỏ tiên ra là tiếp cận đến đối tượng luôn
  • Tùy vào mỗi nền tảng, sẽ có những cách target quảng cáo phát huy điểm mạnh riêng. Facebook sẽ có điểm mạnh khác các nền tảng nhưng tiktok, linkedin v.v.. Trong bài này mình không đi sâu về kỹ thuật ads. Mọi người có thể tham khảo thêm nhiều bài viết khác chi tiết hơn về từng nền tảng
  • Dễ dàng retargeting
  • Scale nhanh ( đặc biết với facebook ads)
Nhược điểm
  • Dừng tiền thì dừng hiển thị, không còn tiếp cận
  • Nhiều nhà quảng cáo thì chi phí quảng cáo ngày càng đắt đỏ
  • Nếu phụ thuộc vào paid ads đơn thuần, không làm đa kênh, xây kênh organic traffic thì sẽ rủi ro
  • Vấn đề tài khoản với facebook ads trong giai đoạn từ tháng 10/2020 đến nay là cực kì khó khăn cho người làm quảng cáo. “bay” tài khoản, BM là hoàn toàn bình thường. Dù bạn có chạy sản phẩm có vi phạm chính sách hay không đều có thể bị vô hiệu hóa tài khoản là điều bình thường.

Công việc của người triển khai social media ads

  • Chạy ads thu leads, tạo ra sale, tạo ra doanh thu

Người làm social media ads phát triển và kiếm tiền như thế nào:

  • Đi làm thuê tại công ty client, agency. Phát triển lên từ executive lên leader, manager
  • Làm freelancer hoặc mở agency
  • Khi có hiểu biết đủ về 1 ngành có thể tự đứng ra kinh doanh
  • Làm POD, Affiliate. dropship thị trường VN và nước ngoài ( doanh thu triệu $ ở Việt Nam hoàn toàn là đã có rất nhiều team đạt được)

4.6. Automation – Chatbot – Push Notification

Automation Marketing là 1 chuỗi các hoạt động tự động có thẻ là nuôi dưỡng tự động khách hàng qua email, sms, chatbot, push notification, v.v.. Tất cả được lên theo kịch bản nhằm lôi người dùng từ đầu phễu tới cuối phễu để tạo ra mục tiêu chuyển đổi.

Automation marketing vào những năm 2016 2017 được nhiều bên truyền thông quá đà về sức mạnh cũng như tác dụng.

Suốt chuỗi hoạt động của automation marketing không thể thay thế được sự có mặt của người thực thi.

Chatbot và push notification trong những năm gần đây càng trở nên phổ thông và được nhiều doanh nghiệp sử dụng như 1 kênh tiếp cận khách hàng, chăm sóc khách hàng. Từ những tool nước ngoài và Việt nam, hiện tại có rất nhiều sự lưa chọn cho chúng ta.

Chatbot ở Việt Nam vẫn là phổ biến nhất ứng dụng trên facebook messenger. Chatbot giúp tạo những đoạn hội thoại được lên kịch bản.

Push Notification là hình thức gửi tin nhắn lại cho tệp đối tượng qua web và đã tải app. Người dùng khi cho phép nhận tin push thì chúng ta có thể gửi push tới họ.

Ưu điểm và nhược điểm của chatbot

chatbot digital marketing
Chatbot bạn cũng cần sử dụng đúng chứ không sẽ thành spambot
Ưu điểm
  • Ở Việt Nam thì chatbot messenger sẽ dễ dàng tiếp cận 1 tệp lớn lượng người dùng đang sử dụng messenger
  • Giảm tải nhân sự trực chăm sóc page
  • Cung cấp giá trị cho user theo kịch bản rất tiện lợi
  • Broadcast giúp gửi thông điệp nhanh tới user
Nhược điểm
  • Facebook càng ngày càng đẻ ra nhiều hạn chế cho người xử dụng chatbot tool
  • Nếu sử dụng sai cách sẽ thành công spam, đem lại trải nghiệm tệ cho khách hàng

4.7. Ưu điểm và nhược điểm của Push Notification

Ưu điểm
  • Tiệp cận nhanh tới user
  • Không phụ thuộc vào paid ads
Nhược điểm
  • Càng ngày càng nhiều user thấy push là phiền nên chặn push, không chấp nhận nhận push từ web, app.

4.8. Affiliate Marketing

Affiliate marketing là quá trình triển khai tạo ra thu nhập từ việc quảng bá, bán sản phẩm của công ty, nhãn hàng khác. Người làm affiliate marketing có thể chọn sản phẩm theo mong muốn. Khi tạo ra chuyển đổi họ sẽ nhận được tiền “hoa hồng” trên mỗi đơn hàng thành công.

Các đối tượng chính của affiliate marketing gồm product creator ( bên làm sản phẩm) hay còn gọi là merchant và bên affiliate marketer ( bên bán hàng) hay còn gọi là Publisher.

affiliate marketing digital
Affiliate Marketing sẽ tạo sự phụ thuộc cho Publisher và Merchant.

Ưu điểm và nhược điểm của Affiliate Marketing

Ưu điểm

Đối với product creator:

  • Tạo ra qualifed leads, tạo ra doanh thu thì mới phải trả tiền
  • Đa dạng hóa kênh tiếp cận khách hàng

Đối với affliate marketer:

  • Tăng thu nhập nếu bạn làm đủ tốt paid traffic và organic traffic ( hoặc cả 2)
  • Hiện nay mọi người có thể lựa chọn đa dạng sản phẩm dịch vụ dựa trên sở thích, thế mạnh, chất lượng của nhà cung cấp.
Nhược điểm

Đối với product creator:

  • Hưng đã từng trải nghiệm với những nền tảng affiliate, không phải lúc nào cũng tạo ra leads chất lượng và doanh thu như ý muốn

Đối với affliate marketer:

  • Không phải lúc nào cũng kiểm soát được chất lượng sản phẩm
  • Rào cản không nhiều nên càng ngày càng cạnh tranh

4.9. Influencer Marketing

Influencer Marketing là sử dụng người có sức ảnh hưởng trong quá trình làm marketing. Người có sức ảnh hưởng có thể sẽ xuất hiện trong hình ảnh, video, nguyên liệu quảng cáo, truyền thông; hoặc họ sẽ là người truyền thông về sản phẩm dịch vụ trên các kênh truyền thông mà họ đang sở hữu ( ví dụ như kênh youtube, instagram, facebook v.v…). Trong digital marketing không thể thiếu kênh influencer marketing.

influencer marketing
Trên môi trường digital, các Influencer có lượng follower và tương tác mạnh

Ưu điểm và nhược điểm của influencer marketing

Ưu điểm
  • Có người nổi tiếng, KOL xuất hiện trong quảng cáo, nguyên liệu truyền thông chắc chắn sẽ gây sự chú ý hơn hình ảnh 1 người mẫu thông thường
  • Người có ảnh hưởng chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tệp người theo dõi họ. Những nhận định, nhận xét của họ sẽ tạo niềm tin cho follower
Nhược điểm
  • Không phải SME nào cũng có đủ tài chính để sử dụng Influencer
  • Những người nổi tiếng do nhận quảng cáo quá nhiều dần dần không còn tạo ra sức ảnh hưởng, định hướng đối với tệp follower nữa.

4.10. Mobile marketing

Mobile marketing là làm marketing trên mobile – rất rộng – rất đa kênh. Với mobile tức là điện thoại, đối tượng nhắm tới có thể sẽ được tiếp cận từ app, sms, website, noti (push), cuộc gọi v.v…

Lượng người dùng smart phone nhiều và ngày càng tăng trưởng. Nếu không tập trung mà bỏ lỡ những điểm tối ưu cho khách hàng trên thiết bị di động là bạn đang bỏ lỡ khách hàng.

Những cách tiếp cận như sms, gọi điện, push v.v.. sẽ rất dễ thành spam, làm tệ cho trải nghiệm khách hàng.

App

Ưu điểm:
  • Theo dõi hành vi người dùng, user journey in-app dễ dàng. Tốt cho việc cá nhân hóa nội dung
  • App push notification dễ dang retarget user
  • Giá trị cốt lõi của app đủ tốt như đem lại content tốt, hoặc các lợi ích giúp cho user sẽ rất chủ động cho việc giữ chân user.
  • Gắn pixel facebook, google, các nền tảng quảng cáo giúp dễ retarget lại bằng ads
Nhược điểm
  • Không phải ngành, sản phẩm nào cũng phù hợp với app.
  • Người dùng sẽ chỉ loanh quanh sử dụng dưới 10 cái app hay thường xuyên sử dụng. Cơ hội để app bạn trở thành 1 phần trong cuộc sống của user là không nhiều. Trừ khi app bạn có content hoặc nhiều tính năng tuyệt vời

Sms

Ưu điểm
  • Cá nhân hóa tốt nội dung gửi cho người dùng
Nhược điểm
  • Hiện tại phần lớn các công cụ chưa giúp đo đạc được tỉ lệ mở
  • Dễ trở thành spam nếu làm sai cách hoặc nội dung không đủ tốt
  • Chi phí, ROI đối với vài ngành thì có thể hơi kém

4.11. Radio – Podcast

Radio là 1 trong những hình thức làm marketing có từ lâu đời nhất trên thế giới. Tiếp thị qua radio vào thời kì đỉnh cao của hình thức này đem lại hiệu quả từ nhận diện thương hiệu và tạo long tìn cho người mua hàng hiệu quả.

Khi những hình thức TV, Online Marketing phát triển, Radio dần mất lượng người dùng.

Từ năm 2019 đổ lại đây, xu hướng làm podcast trở lại. Lượng người nghe podcast bùng nổ. Podcast nhanh chóng trở thành 1 kênh content marketing mà nhiều doanh nghiệp trên thế giới đầu tư vào.

podcast marketing
Podcast của Hưng, mọi người đã nghe?

4.12. TV

TV là kênh marketing vẫn luôn có chỗ đứng, vẫn có sức mạnh mẽ tới hành vì và niềm tin của người dùng.

tv marketing digital
TV vẫn là kênh digital marketing được nhiều nhãn hàng lớn yêu thích

Ưu điểm:

  • Branding cực tốt, tạo niềm tin với khách hàng mạnh

Nhược điểm:

  • Không phù hợp với ngân sách của SME
  • Kiểm duyệt nội dung nghiêm ngặt
  • Khó cá nhân hóa nội dung cho từng người dùng

4.12. Digital OOH – Digital banner

Rất nhiều người mới vào nghề bị nhầm lẫn rằng, cứ biển quảng cáo ngoài trời thì là hình thức quảng cáo truyền thống, không phải digital.

Biển OOH ngoài trời điện tử chính là digital OOH.

Nhưng banner điện tử trong thang máy, trong cửa hàng, ở trung tâm thương mại, sân bay v.v.. đều là hình thức digital.

digital marketing banner offline
Vào thang máy mọi người có chú ý tới các banner điện tử này không?

Ưu điểm

  • Ở những vị trí đẹp thì tiếp cận lượng Traffic lớn
  • Làm branding tốt

Nhược điểm

  • Khó cá nhân hóa cho đối tượng tiếp cận
  • Chi phí thường vượt quá khả năng SME

5. Inbound marketing và Outbound marketing

Inbound Marketing là marketing “hút”. Bạn sẽ sử dụng content, giá trị, để hút người dùng vào phễu.

Outbound Marketing là marketing “đẩy”. Bạn sẽ sử dụng các hình thức trả phí, paid media để có được người dùng.

Inbound và Out bound không phải là kênh. Chúng nói lên chiều hướng bạn đang tạo ra người dùng, khách hàng như thế nào thôi.

Inbound chính là hình thức nuôi dưỡng. Còn Outbound là hình thức săn bắn.

Nuôi dưỡng sẽ cần 1 khoảng thời gian nhất định thì mới có thể khai thác.

Săn bắn thì bạn sẽ nhanh tiếp cận được đối tượng hơn, và liên tục phải trả tiền (paid media)

Đối với doanh nghiệp phải cân bằng được cả inbound và outbound. Để bền và phát triển vững chắc thì nên phát triển song song cả 2.

inbound outbound marketing
Inbound marketing là do Hubspot nghĩ ra và truyền thông khái niệm này

Nhắc tới việc triển khai Digital marketing,chúng ta đều phải biến đến inbound và outbound.

6. Các bộ kỹ năng phải bổ sung để triển khai làm digital marketing

6.1. Foundation – kiến thức nền tảng

Nói tới digital, mọi người nói nhiều về kênh, về thủ thuật, về công cụ. Nhưng sẽ chẳng thể bền vững nếu mọi người bỏ qua các kiến thức cơ bản của marketing.

Các kiến thức nền tảng, hay còn gọi là foundation, fundamental là điều chắc chắn ai đang cho doanh nghiệp triển khai digital marketing đều phải có, dù bạn là chủ doanh nghiệp hay ở 1 vài trò nào của phòng marketing.

philip-kotler-digital-marketing
Kiến thức nền tảng marketing thì mọi người đọc sách của Philip Kotler

6.2. Làm nội dung cho các kênh digital marketing

Kênh digital nào online hay offline cũng đều phải có nội dung ( content), có thể là ở dạng text, ảnh, video, âm thanh v.v…

lam noi dung digtal marketing
Làm digital cần phải biết viết nội dung, sáng tạo video hình ảnh

Các công cụ dần thông minh, với machine learning, khiến các marketer cần tập trung vào sáng tạo nội dung hơn rất nhiều.

Yếu tố về kỹ thuật là quan trọng, nhưng nếu bỏ sót phần làm nội dung thì chắc chắn việc triển khai digtial sẽ không bao giờ đem lại hiệu quả cụ thể.

6.3. Analytics & Tracking

Những công cụ analytics và tracking được người làm digital sử dụng phổ biến hiện nay:

  • Google analytics
  • Google search console
  • Google tag manager
  • Yandex Metrica
  • Mix Panel
  • v.v…
analytics-screen-2.jpg (1920×1280)
Từ việc sử dụng các công cụ tốt, bạn sẽ có rất nhiều quyết định tối ưu hiệu quả marketing

Ngoài ra những kiến thức cơ bản như về utm source cũng rất quan trọng.

Người làm tốt về tracking và analytic không có nhiều trên thị trường tuyển dụng.

Những kỹ năng này cũng cần phải đánh giá rất cao, nhưng không phải nhà quản lý cũng biết điều đó.

Hãy trang bị dần dần để sở sỡ hữu các kỹ năng tuyệt vời này của digital nhé.

6.4. Business inteligence

Tường chừng BI là ngạch khác, nhưng dần BI ( business inteligence) trở quá quan trọng với tất cả mọi hoạt động marketing chứ không chỉ đơn thuần là digital.

Ở nhưng doanh nghiệp có sự đầu tư, ví dụ như Shopee, mọi bộ phận trong công ty đều có sự hỗ trợ của team làm BI.

Và riêng team marketing sẽ có những nhân sự care riêng BI.

google-data-studio-img.png (1197×696)
Google data studio là công cụ dễ dùng nhất cho người làm marketing muốn xây dựng BI dashboard

Với những người làm digital, để trang bị kiến thức BI bạn cần gì:

  • Sử dụng được excel, google sheet
  • Google data studio để làm trực quan hóa dữ liệu (data visualization)
  • Nếu tốt hơn thì bạn sẽ sử dụng power BI, tableu.

Không dễ để tìm những nhân sự có khả năng làm về data và marketing cùng 1 lúc.

Doanh nghiệp càng lớn họ càng làm marketing dựa trên dữ liệu (data-driven) ví dụ như Shopee, Hưng có lấy ví dụ ở trên.

Nếu làm digital thì đừng quên trang bị cho mình kiến thúc cơ bản của BI, sẽ hỗ trợ cho công việc làm báo cáo, và phân tích dữ liệu để ra quyết định tối ưu.

7. Tổng kết

Với bài viết này mọi người sẽ dễ dàng hiểu nhiều hơn về digital marketing.

Tuy nhiên, mỗi người sẽ có 1 cách áp dụng, và ứng dụng khác nhau.

Digital marketing không có công thức cứng nhắc để áp dụng cho toàn bộ mọi người.

Mỗi ngành, mỗi sản phẩm, thị trường sẽ phải có sự thay đổi ứng biến khác nhau.

Ngành FMCG làm 1 kiểu, bán áo thun 1 kiểu, chạy spa thẩm mỹ viện 1 kiểu.

Mọi người làm thị trường Việt Nam 1 kiểu, chạy thị trường Mỹ lại 1 kiểu.

Không có công thức, mọi người cần đặt tính hiệu quả lên cao nhất.

Làm đúng công thức, không bằng tạo ra kết quả cụ thể cho doanh nghiệp ( tạo ra khách hàng, đơn hàng, doanh thu)

Chúc mọi người áp dụng những kiến thức trong bài hiệu quả vào doanh nghiệp cũng như công việc kinh doanh của mọi người.

Làm digital marketing là làm gì?

Làm digital marketing là khi bạn tham gia vào 1 trong những kênh của digital và trong quá trình triển khai digital. Digital là cả 1 quá trình nhiều bước và rất nhiều kênh. Ở doanh nghiệp 1 người không thể thực hiện hết tất cả digital marketing mà cần sự phối hợp nhiều người, nhiều vị trí.

Digital marketing có hiệu quả như lời đồn?

Digital marketing đem lại hiệu quả về tạo ra doanh thu và branding. Triển khai digital marketing bạn cần làm tốt đầy đủ phễu digital, customer journey. Doanh nghiệp thực thi digital marketing mà tăng trưởng tốt về lợi nhuận và doanh thu rất nhiều trên thế giới. Nếu doanh nghiệp bạn làm digital mà chưa có hiệu quả, chắc hẳn bạn đang làm sai cách.


0 Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *